Phòng bếp được xem là trái tim của ngôi nhà, là nơi chúng ta trở về quây quần, thưởng thức bữa ăn tối sau nhiều giờ đồng hồ căng thẳng ở công ty. Dù diện tích lớn hay nhỏ, căn bếp cần được thiết kế tỉ mỉ và có sự tính toán hợp lý. Hãy cùng Không Gian Việt tìm hiểu 6 lỗi thường gặp khi thiết kế nội thất phòng bếp mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh mắc phải.

1. Không phân chia đúng khu vực chức năng

Các khu vực của không gian bếp nên được phân chia một cách khoa học theo nguyên lý hoạt động, hoặc thậm chí là phong thuỷ. Mỗi không gian bếp nên chia thành 5 khu vực chính:

  • Khu vực để tích trữ đồ ăn (tủ đồ khô)
  • Vị trí lưu trữ đồ dùng (nồi, niêu,..)
  • Khu vực chuẩn bị chế biến thức ăn
  • Chậu rửa
  • Khu vực nấu

Các vật dụng thường xuyên sử dụng nhất nên đặt ở nơi dễ tìm thấy và sử dụng nhất có thể. Điều này có thể cải thiện hiệu suất làm bếp của bạn cũng như tạo sự thú vị trong nấu ăn.

2. Nguyên tắc tam giác không được áp dụng

Nguyên lý tam giác trong thiết kế nhà bếp là các khu vực như: tủ lạnh, bồn rửa chén, lò nướng được phân bổ trong một hình tam giác. Các khu vực trong phòng bếp phải được phân bổ theo một trình tự. Trong trường hợp người thuận tay phải chúng ta đi theo chiều kim đồng hồ, và đối với người thuận tay trái thì theo hướng ngược lại.

Thêm vào đó, nếu thiết kế hệ thống tủ bếp với bố cục dài là sai lầm. Người sử dụng bếp phải vượt qua khoảng cách quá dài. Cách bố trí này không tuân theo quy tắc tam giác nhà bếp, nó làm suy yếu chức năng của không gian, đồng thời cũng làm cho người sử dụng di chuyển rất nhiều. Vì vậy thiết kế bếp có dạng chữ U, L hoặc G sẽ thuận tiện nhất.

3. Chiều cao của tủ bếp không phù hợp

Chiều cao của tủ bếp phải phù hợp với chiều cao của bạn. Nghĩa là thấp hơn 10-15cm so với chiều cao khuỷu tay, với dung sai vài cm.

4. Thiếu ánh sáng

Nhà bếp luôn là nơi đòi hỏi khắt khe về ánh sáng. Bạn cần có đủ ánh sáng để thao tác, tránh những sai lầm có thể gây nguy hiểm. Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất nhưng bạn cũng cần lưu ý đến hệ thống đèn. Ngoài đèn chính ra bạn cũng nên lắp thêm các loại đèn led nhỏ ở các khu vực riêng biệt như trong tủ, kệ…

Chất lượng ánh sáng cũng rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn nguồn sáng vừa phải, không quá mạnh, chỉ vừa cung cấp đủ là được. Hãy phối hợp ánh sáng vàng và trắng, quá nhiều trắng sẽ gây hại cho mắt còn quá nhiều vàng sẽ khiến căn phòng cảm giác nóng bức.

5. Sử dụng chất liệu không phù hợp

Một căn bếp tiện lợi về mặt chức năng là điều mà ai cũng muốn. Tuy nhiên, khi thiết kế không gian bếp, bạn cần đảm bảo rằng những vật liệu được chọn phải dễ vệ sinh và có độ bền cao. Điều này là rất cần thiết đối với những gia đình có con nhỏ.

6. Thiếu ổ cắm điện. Ổ cắm ở vị trí bất tiện.

Khi chọn vị trí ổ cắm điện trong phòng bếp, bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước v..v…cần được tính toán kĩ càng, để tránh việc thiếu hụt trong quá trình sử dụng.

Tốt nhất là dự phòng thêm 20% số lượng cho những thiết bị điện sau này. Bạn cũng cần chú ý khả năng chịu tải của những ổ cắm. Các thiết bị điện lớn cần ổ chịu tải tốt hơn các loại nhỏ. Bạn có thể thiết kế các ổ âm tường, âm trong tủ bếp để thẩm mỹ hơn.

Nhà bếp là một khu vực tiện ích cho mọi gia đình, là nơi thắp lửa cho hạnh phúc. Do đó, vật liệu nhà bếp và tiện ích tủ bếp nên được lựa chọn mang tính thiết thực và hữu dụng. Khi thiết kế nội thất phòng bếp, chúng ta cần tham khảo những kinh nghiệm làm phòng bếp và tránh mắc những sai lầm như trên.

KHÔNG GIAN VIỆT

KHÔNG GIAN SỐNG BỀN VỮNG

HOTLINE: 091 222 7509

Email: khonggianviet2004@gmail.com